Bánh Tráng Jian Bing

Bánh tráng hay bánh crepe Jian Bing được làm từ trứng chiên. Bánh được tráng mỏng trên một vỉ nướng và kẹp với đủ loại nhân mặn, ngọt tùy sở thích.

Blog

Những bài viết về bánh Jian Bing nói riêng và ẩm thực Trung Hoa nói chung.
Cách làm bánh tráng Jian Bing ngon tại nhà

Nếu bạn đang tìm hiểu cách làm bánh tráng Jian Bing nổi tiếng của Trung Quốc thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của bếp Tài Chí nhé!

Bánh tráng Jian bing được biết đến như một loại bánh crepe đặc trưng ở đất nước Trung Quốc có hương vị khó lẫn so với bất cứ món ăn vặt nào nơi đây. Món bánh tráng này được mọi người ưa thích là bởi vì độ giòn tan, nóng hổi khi mới ra lò hào quyện với nhân bánh bùi bùi của nó. Vậy liệu chúng ta có thể thử làm nó tại nhà được hay không? Những nội dung trong bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho mọi người cách làm bánh tráng Jian bing ngon – bổ – rẻ ngay tại căn bếp của mình.

NHỮNG MÓN NGON TRỨ DANH TRÊN ĐẤT CẢNG THƯỢNG HẢI | Say Love

Nguồn gốc bánh tráng Jian bing

Bánh tráng Jian bing là một trong những loại điểm tâm, quà vặt sáng nổi tiếng “vạn người mê” có nguồn gốc từ trường phái ẩm thực Sơn Đông. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp nó trên những sạp hàng ở các khu ẩm thực hè phố hoặc hàng quán,.... trong phạm vi lãnh thổ nước này hoặc các khu China Town trên toàn thế giới.

Theo nghiên cứu lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Quốc, món bánh tráng Jian bing đã xuất hiện cách đây hơn 2000 năm. Tương truyền rằng vào thời Tam Quốc trước đây, đội quân binh sĩ của Gia Cát Lượng thường đối mặt với khó khăn lúc nuôi quân chiến đấu vì tính chất thao trường thường xuyên di chuyển, hay bị mất hết các dụng cụ nấu ăn như nồi niêu xoong chảo. Để giải quyết tình huống này nhằm đảm bảo chất lượng bữa ăn và làm yên lòng quân thì ông đã ra lệnh cho đầu bếp dùng bột mì trộn với nước để làm bánh trên mặt phẳng của các tấm khiên thay vì trên chảo. Từ đó, loại bánh kếp này đã giúp quân lực dưới trướng ông có đủ sức khỏe để chinh chiến.

Crispy Chinese Savoury Pancakes (Jian Bing) | Asian Inspirations

Nguyên vật liệu để thực hiện món bánh tráng Jian bing

Bánh tráng Jian bing là một món ăn phổ biến ở khu vực Thiên Tân và Tứ Xuyên cũng như một số thành phố phía Bắc Trung Quốc, nơi cũng khá nổi tiếng với các món về đậu như đậu sốt Tứ Xuyên. Loại bánh này được chế biến qua bởi những thành phần nguyên liệu như sau:

  • Bột mì
  • Đậu xanh
  • Trứng
  • Nước sốt mứt đậu ngọt
  • Tương ớt
  • Hành lá

Tuy nhiên, các thành phần này cũng có thể thay đổi về công thức cũng như liều lượng, làm sao phù hợp với khẩu vị của từng địa phương. Một số thực khách chủ yếu chỉ thích thưởng thức lớp vỏ mỏng giòn bên ngoài của bánh nên sẽ chọn loại bánh không nhân. Ngoài ra, nếu bạn có thể các loại máy nướng, hay nồi chiên không dầu để hỗ trợ thêm thì càng tuyệt vời nhé. Một số loại nồi chiên không dầu tốt nhất mà bạn có thể lựa chọn như nồi Philips HD9650, nồi Cosori CP158-AF hay nồi Bluestone AFB 5873.

Jian Bing with Tofu (Crispy chinese pancake) @ Jian Bing Company at Smorgasburg Williamsburg on Foodmento

Cách làm bánh tráng Jiang bing ngon ngay tại nhà

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thành phần nguyên vật liệu để làm bánh, bạn có thể thử làm món ăn này tại nhà thông qua hướng dẫn cách làm bánh tráng Jian bing dưới đây của chúng tôi. Nhìn chung, quá trình thực hiện bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị sơ chế nguyên liệu

  • Bột mì nhào nước: Ở bước này, bạn thao tác cho nước vào bột mì theo tỷ lệ và đánh bột cho thật mịn để đảm bảo có thể tráng bánh trên chảo một cách dễ dàng cũng như tránh bề mặt bánh không bị rổ, thiếu thẩm mỹ.
  • Trứng: tùy theo độ lớn bánh mà bạn có thể dùng 2 – 3 cái trứng tùy thích. Sau khi đập trứng ra chén, nêm một chút nước mắm hoặc muối (tầm 1/3 muỗng cà phê) để dằn vị của trứng. Nếu khẩu vị gia đình mặn hơn thì có thể cân nhắc cho khoảng ½ muỗng cà phê.
  • Hành lá: rửa sạch, bỏ đầu đuôi và thái nhỏ.

Bước 2: Làm vỏ bánh

Đổ phần bột đã trộn sẵn ở trên lên chảo đáy phẳng một lớp thật mỏng, lưu ý trải cho đều bề mặt để không bị khét bánh. Đến khi lớp bột ấy chuyển sang màu vàng thì bạn có thể tiến hành tạo hình vỏ bánh bằng cách gấp đôi nó sang một phía.

Bước 3: Làm nhân bánh

Khi lớp vỏ vàng và giòn thì bạn bắt đầu cho thêm trứng, hành và sốt tương đậu lần lượt lên trên bề mặt đó. Đến khi tất cả thành phần bánh chín thì bạn có thể thao tác gấp viền bánh lại theo dạng hình tam giác hoặc chữ nhật cho gọn.

Đối với các tín đồ thích ăn nhân ngọt thì cũng có thể lựa chọn các loại trái cây như dâu, việt quất hay socola để thay thế. Tuy nhiên, đặc trưng trong cách làm bánh tráng Jian bing vẫn là sử dụng nhân mặn gồm trứng, hành và sốt tương đậu.

Bước 4: Thành phẩm và thưởng thức

Đợi lớp vỏ bánh ngoài thật giòn thì tắt bếp, bày bánh tráng Jian bing ra dĩa, phủ một ít tương ớt lên là có thể thưởng thức. Cảm giác vỏ bánh giòn tan trong miệng kết hợp với nhân bánh có vị béo béo của trứng, vị bùi bùi của sốt tương đậu, một chút cay của tương ớt chắc chắn thật là ngon phải không nào!

Local Food: Where to Eat Jianbing in Shanghai - Nomfluence

Kết luận

Thực ra chúng ta có thể nhận thấy đây là một món ăn khá đơn giản từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến khâu chế biến đúng không nào! Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng mà bánh tráng Jian bing mang đến cho người ăn là khá đầy đủ nên nếu dùng làm bữa ăn sáng cũng vô cùng hợp lý. Nếu chưa có dịp đi du lịch Trung Quốc để thưởng thức những món ăn độc đáo như thế này thì bạn cũng hoàn toàn có thể chủ động “múa chảo” ở nhà để mang đến những bữa ăn thật mới lạ và đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình mình đấy!

Đọc thêm
Top 6 món ăn vặt Trung Hoa không thể bỏ qua

Lưu ngay bài viết hôm nay với chủ đề top 6 món ăn vặt Trung Hoa để thử ngay khi có dịp mọi người nhé!

Văn hóa ẩm thực Trung Hoa là một trong những nền ẩm thực lớn và lâu đời nhất trên thế giới với những món ăn có hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, ngoài những loại “sơn hào hải vị” được chế biến bài bản tỉ mỉ thì ẩm thực nền ẩm thực này cũng làm xiêu lòng thực khách bởi các món ăn vặt đường phố vô cùng đa dạng và đặc sắc. Hãy cùng chúng tôi khám phá top 6 món ăn vặt Trung Hoa không thể bỏ qua ngay sau đây nhé!

Kẹo hồ lô

Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh kẹo hồ lô trong những phân đoạn phim Trung Quốc thời phong kiến xa xưa. Tuy vậy, đây là một món ăn nổi tiếng, phổ biến đến tận bây giờ và vẫn được nhiều người dân bản xứ cũng như khách du lịch rất ưa thích.

Cách làm kẹo hồ lô tại nhà nhanh và đơn giản | Phụ Nữ & Gia Đình

Thực ra, kẹo hồ lô không phải là một loại kẹo ngậm, kẹo nhai thông thường mà nó là thể loại kẹo ngào đường. Thành phần của nó chính là những quả sơn trà chín mộng. Sau đó người làm kẹo hồ lô sẽ đem rửa sạch quả, xiên que và nhúng vào siro nước đường đã được thắng thật keo trước đó để chúng bám chặt vào nhau. Với một màu đỏ bắt mắt, bóng bẩy của một chiếc kẹo hồ lô thì nó đương nhiên sẽ rất thu hút người mua, đặc biệt là các thực khách nhỏ tuổi.

Bánh tráng Jian bing (bánh hành nướng)

Cũng giống như kẹo hồ lô, bạn có thể tìm thấy bánh tráng Jian bing ở khắp các con đường lớn nhỏ, đặc biệt là khu Thượng Hải nên nó chính là một trong top 6 món ăn vặt Trung Hoa nhất định phải thử. Người dân thường ưa chuộng món ăn này và thường xem đây là một món ăn sáng vì nó vừa cung cấp năng lượng, dinh dưỡng khá đủ vừa có giá cả phải chăng. Nếu nhìn theo một mẫu cắt lớp của bánh tráng Jian bing thì bạn sẽ thấy phần nhân bên trong của nó là trứng, hành, sốt đậu,... còn lớp vỏ giòn bên ngoài là bột mì.

6 món ăn đường phố không nên bỏ lỡ khi đến Thượng Hải - Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc - Du học Trung Quốc - Học bổng CSC 2021 -

Bánh bao (màn thầu)

Tuy bánh bao là một món ăn quen thuộc ở đất nước chúng ta nhưng nếu bạn có cơ hội thì hãy thử ngay một chiếc bánh bao của Trung Quốc vì hương vị của nó hoàn toàn khác đấy!

Có gì khác nhau giữa bánh bao của các nước? | Cách nấu món ngon

Ở Trung Quốc, người ta coi bánh bao là một trong những món ăn vặt lề đường phổ biến vì ở bất kỳ đâu cũng sẽ tìm được vài xửng hấp bánh bao bằng tre nóng hổi. Loại bánh này có cả nhân ngọt (nhân đậu, nhân sầu riêng,...); nhân mặn (thịt heo, xá xíu, trứng muối,...) và loại không nhân hay còn được gọi là màn thầu. Đặc điểm đa dạng này cũng mang đến cho người mua nhiều sự lựa chọn.

Đậu hũ thối

Đây là một đặc sản khá nặng mùi nhưng rất được các thực khách yêu thích trong nền ẩm thực Trung Quốc. Nguồn gốc của món ăn này có thể bắt đầu vào thời Khang Hy nhà Thanh. Chuyện kể rằng, một sĩ tử có tên là Vương Trí Hòa đã thi trượt khoa cử Trạng nguyên và không còn lộ phí để về nhà nên ông đành ở lại chốn kinh kì sầm uất để buôn bán đậu hũ để kiếm sống. Đến một hôm đậu hũ bị ế quá nhiều nên ông ta đành phải cắt nhỏ chúng để ướp muối. Rồi lại đến một hôm, ông lấy ra một ít rán thử để xem có còn ăn được hay không thì bất ngờ thấy nó ngon lạ thường. Món đậu hũ thối rán cũng ra đời từ sự tích này.

Đậu Phụ Thối - Đặc sản “gây nghiện” hút khách bậc nhất Trung Quốc - ChuduInfo

Sủi cảo/ Há cảo

Sủi cảo, há cảo chính là những món ăn không thể không nằm trong Top 6 món ăn vặt Trung Hoa không thể bỏ qua. Cả hai loại này đều có thành phần bao gồm nhân thịt và vỏ bánh. Vỏ bánh thường làm từ bột mì hoặc bột năng còn nhân thịt thì có thể đa dạng lựa chọn như nhân thịt heo, nhân tôm, nhân mực, nhân củ quả,...Và lạ nhất, có cả nhân thịt vịt quay Bắc Kinh đã tách xương. Thông thường thì những viên sủi cảo hoặc há cảo sẽ được chế biến thành những miếng vừa ăn có hình lưỡi liềm. Khi ăn có thể chấm với xì dầu đậu nành hoặc tương ớt để tăng hương vị của món ăn.

Sủi cảo – Wikipedia tiếng Việt

Ngoài những ngày bình thường “thèm” món này thì sủi cảo/há cảo là một trong những món không thể thiếu trong mâm cơm tụ họp gia đình vào những ngày đầu năm

Bánh mì kẹp thịt hầm

Bánh mì kẹp thịt hầm hay còn được gọi theo chữ thuần Trung là Nhục giáp mô là món thuộc top 6 món ăn vặt Trung Hoa mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Nguyên liệu chính để làm nhân bánh (thịt hầm) chính là thịt heo hầm với rất nhiều loại gia vị khác nhau để đảm bảo mùi vị món ăn. Sau khi hầm thịt chín, người dùng món sẽ kẹp với bánh mì và ăn kèm tiêu, ớt, rau ghém – một món ăn vô cùng độc đáo phải không nào!

DU LỊCH TRUNG QUỐC: TOP 10 MÓN NGON Ở BẮC KINH NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ - Công ty Du Lịch Triều Hảo

Tuy nhiên, nếu bạn chưa ăn quen theo kiểu này thì có thể cắt lát phần thịt hầm và cho chút nước chấm quen thuộc vào trong bánh mì như xì dầu để dễ ăn hơn.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết top 6 món ăn vặt Trung Hoa không thể bỏ qua trên đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng thể hơn về ẩm thực đường phố của đất nước này. Những món ăn như thế này cũng góp phần tô vẽ thêm cho bức tranh đầy màu sắc của một nền ẩm thực lớn như Trung Hoa, lại ngày càng phát triển hơn.

Đọc thêm
Cách làm bánh crepe

Cách làm bánh crepe đơn giản nhanh chóng sẽ được giới thiệu ngay bên dưới, hãy cho chúng tôi thấy sự hào hứng đi nào!

Bánh Crepe (hay còn gọi là bánh kếp) là một loại bánh quen thuộc đối với người dân Việt Nam và được mọi người đón nhận khá nhanh chóng bởi hương vị béo bùi tự nhiên của các thành phần bên trong nó. Sự đa dạng trong nhân bánh crepe mang đến cho người ta nhiều sự lựa chọn nhân: giữa nhân sầu riêng, nhân chuối, nhân xoài, nhân kem tươi,.... cái nào cũng vô cùng thơm ngon. Để đảm bảo chất lượng và vệ sinh cho bánh, một số người lại chọn cách tự làm những mẻ bánh crepe ngay tại nhà. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ mang đến cho mọi người những thông tin đúng về cách làm bánh crepe, cùng tham khảo nhé!

Cách làm bánh crèpe thơm ngon béo ngậy - Món Ngon 365

Bánh crepe là loại bánh như thế nào?

Loại bánh này có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc nước Pháp có tên là Bretagne, tuy nhiên hiện nay nó đã được du nhập vào nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và thay đổi ít nhiều so với công thức ban đầu để phù hợp với khẩu vị từng vùng. Nó thường được phục vụ cùng rượu táo, sữa, trà hoặc cà phê trong các bữa ăn sáng.

2 cách làm bánh crepe sầu riêng ngon, đơn giản tại nhà

Bánh crepe có dạng hình chữ nhật mỏng dẹt và thành phần chính bao gồm: bột mì (hoặc bột lúa mạch), trứng và sữa. Phần vỏ bên ngoài khá mỏng và mịn; kết hợp với các loại nhân bên trong như sầu riêng, bơ, chuối,... vô cùng hấp dẫn.

Chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện món bánh crepe

Để chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ cho quá trình thực hiện món bánh crepe, bạn cần lưu ý về cả nguyên liệu làm vỏ bánh và nhân bánh sẽ có chút khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Nguyên liệu làm vỏ bánh crepe:
  • Bột mì: 100g.
  • Đường khoảng 20g
  • Nước cốt dừa (có thể dùng loại đóng lon)
  • 200ml sữa tươi (dùng loại không đường)
  • 2 quả trứng
  • Tinh chất lá dứa
  • Bơ rán bánh: một miếng nhỏ.
  • Nguyên liệu làm nhân crepe:
  • Bánh crepe nhân sầu riêng: 3 múi sầu riêng, kem tươi (150ml), đường (15g).
  • Bánh crepe nhân xoài: 3 quả xoài chín, kem tươi (150ml), đường (15g).
  • Bánh crepe nhân chuối: 8 quả chuối sứ, kem tươi (150ml), đường (15g).

Lưu ý phần nguyên liệu trên đủ để chế biến 8 chiếc bánh crepe cả nhân và vỏ. Do đó nếu muốn ăn loại bánh vị nào thì nên chọn phần nhân tương ứng.

Cách làm bánh Crepe cầu vồng thơm ngon mềm mịn đẹp mắt dễ làm

Hướng dẫn làm bánh crepe ngon tại nhà

Bước 1: Nhào bột cho vỏ bánh

  • Dùng rây để lược phần bột mì, đường vào thao rồi trộn đều. Kế tiếp, cho nước cốt dừa, sữa tươi và đập trứng vào cùng với nhau rồi trộn đều cho đến khi hỗn hợp thật nhuyễn.
  • Lọc hỗn hợp nêu trên qua rây 2 lần để loại bỏ phần vụn bột còn sót lại nhằm đảm bảo bề mặt bánh sẽ thật mịn, không bị rỗ.
  • Sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc thau bột này lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh tầm 20 – 30 phút. Sau đó lấy ra và chia làm 2 phần đều nhau để tiện cho việc rán bánh sau này.

Bước 2: Làm nhân bánh crepe (tùy loại nhân bánh)

  • Nhân bánh crepe sầu riêng: tiến hành bỏ hạt và dầm nát sầu riêng đến khi không còn nhiều xơ (không nên sử dụng máy xay sinh tố ở đây vì sẽ làm mất vị của sầu riêng tươi). Tiếp đến cho 150ml kem tươi trộn đều vào với 15g đường rồi thao tác đánh kem cho thật mịn. Có thể cất vào tủ lạnh để hỗn hợp không bị chảy nước.
  • Nhân bánh crepe xoài: cắt xoài thành miếng nhỏ, cho kem tươi và đường vào cùng và đánh đều cho lúc khi đường tan hết.
  • Nhân bánh crepe chuối: lột vỏ chuối và chiên vàng với chút bơ rán để tạo độ săn chắc. Tiếp theo cho phân đường trộn với kem tươi và bắt đầu thao tác đánh cho thật tơi xốp.

Ngoài những nhân bánh trên thì trong cách làm bánh crepe cũng có thể đổi mới một chút với các loại nhân như hạnh nhân, dâu, việt quốc, nhân thịt,... đều rất ngon.

Bước 3: Làm vỏ bánh crepe

  • Đun chảy bơ rán trên chảo và dùng một miếng giấy lau đi một phần bơ, chỉ để lại lớp mỏng.
  • Sử dụng phần bột đã sơ chế ở bước 1 đổ vào chảo, chú ý thao tác nghiêng chảo phải đều để bột trải đều trên bề mặt cháo. Rán đến khi mặt bánh khô, rìa bánh tróc thì tắt bếp và lấy bánh ra khỏi chảo. Đặt phần vỏ bánh nguội ở giá đỡ có khe hở rồi lại tiếp tục chiên đến khi hết bột.

Bước 4: Gói bánh crepe

Trong phần gói bánh crepe này, người làm bánh sẽ thao tác lần lượt như sau:

  • Đặt vỏ bánh lên thớt hoặc mặt phẳng nào đó
  • Lấy một muỗng kem và trải đều trên bề mặt vỏ bánh
  • Lấy phân nhân đã chuẩn bị đặt giữa vỏ bánh (1 muỗng thịt sầu riêng/3 miếng xoài/3 miếng chuối cắt nhỏ)
  • Gấp 4 cạnh vỏ bánh lại thành hình chữ nhật và đảm bảo phần nhân bên trong không bị lộ ra ngoài.
  • Để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng sau là có thể thưởng thức.

Cách làm bánh crepe lá dứa nhân kem sầu riêng thơm ngon dễ làm

Kết luận

Chúng tôi mong rằng bài viết trên đây về cách làm bánh crepe (một món tương tự món bánh tráng Jian Bing) có thể tạo nguồn cảm hứng giúp bạn “lăn ngay vào bếp” để trổ tài nấu nướng chiêu đãi người thân trong gia đình hoặc bạn bè của mình. Hãy thử thay đổi khẩu vị một chút với những chiếc bánh crepe xinh xinh này thử xem nào. Chúc mọi người thành công với món ăn tráng miệng ngon lành này nhé!

Đọc thêm
Cách làm vịt quay Bắc Kinh

Vịt quay Bắc Kinh được xem như một món ăn đặc trưng của “tượng đài” ẩm thực văn hóa Trung Hoa từ xưa đến nay.

Chúng ta đều biết món vịt quay Bắc Kinh là một trong những món ăn cực kỳ nổi tiếng của ẩm thực thường thức Trung Quốc. Món ăn này được mọi người yêu thích bởi vì hương vị thơm ngon đặc biệt của thịt vịt quay cũng như màu sắc vàng ươm bắt mắt ở lớp da vịt. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn về lịch sử món ăn này như thế nào cũng như cách làm vịt quay Bắc Kinh ra sao để mọi người cùng theo dõi.

Vịt Quay Bắc Kinh | Shopee Việt Nam

Nguồn gốc món ăn vịt quay Bắc Kinh

Nếu nhắc đến những món ăn trứ danh nhất nhì xứ kinh kỳ này thì đương nhiên không thể bỏ qua món vịt quay Bắc Kinh. Nó được xuất hiện lần đầu trên một bàn tiệc hoàng gia ở đầu thế kỉ 15, tức là triều nhà Nguyên. Và dần dà sau đó nó trở thành một món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn quý tộc và cả thường dân.

Cách Làm Vịt Quay Bắc Kinh Da Giòn, Đậm Vị

Tiêu chuẩn vịt được chọn để làm món ăn này phải là những con vịt béo, nhiều thịt nhưng da phải mỏng (để khi quay xong có thể cảm nhận độ giòn). Các bước trong cách làm vịt quay Bắc Kinh đều được thực hiện rất chỉnh chu để đảm bảo chất lượng hương vị món ăn khi đến với thực khách.

Chuẩn bị liệu làm vịt quay Bắc Kinh (4 người)

Để làm được món ăn này, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây:

  • Vịt: 1 con (tầm 1 ký rưỡi – 2 ký)
  • Tỏi, hành tím: mỗi thứ một củ
  • Dầu hào: 4 muỗng canh
  • Rượu nấu ăn: nửa muỗng canh
  • Dấm trắng: nửa muỗng canh
  • Bột năng
  • Ngũ vị hương
  • Đường mạch nha
  • Tương xay
  • Các loại gia vị khác như đường, muối, bột ngọt,...

Công thức Làm Nước Chấm Vịt Quay Bắc Kinh Ngon Khó Cưỡng

Lưu ý khi chọn vịt để làm món vịt quay Bắc Kinh

Bạn nên lưu ý một số đặc điểm dưới đây để lựa chọn được vịt ngon cho món ăn của mình:

  • Nên chọn mua vịt đực thay vì vịt xiêm vì thịt sẽ ngọt hơn cũng như không bị ám mùi vịt quá nhiều khi chế biến.
  • Chọn con có da bụng, da cổ đầy đặn, da ở những vị trí còn lại nên mỏng. Phần ức tròn và chắc thịt (có cảm giác nặng tay khi cầm). Lý do là vì khi làm món, loại vịt này sẽ ít bị ra nước làm khô miếng thịt.

Cách làm vịt quay Bắc Kinh ngon

Dưới đây là quy trình các bước trong hướng dẫn cách làm vịt quay Bắc Kinh bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Làm sạch thịt vịt

  • Vịt sau khi mua về phải được rửa lại thật kỹ với nước sạch và muối (hoặc một chút gừng nếu muốn làm giảm mùi của vịt) dù đã được người bán làm nhổ lông và làm sạch bộ đồ lòng.
  • Đổ dấm ăn vào nước và đợi cho chúng hòa tan thì bắt đầu thả vịt vào ngâm tầm 1 tiếng. Sau đó vớt ra và để vịt lên rổ cho ráo nước.

Bước 2: Ướp vịt

  • Chúng ta sẽ thực hiện thao tác ướp phần bên trong vịt với hỗn hợp bao gồm: 4 muỗng canh dầu hào + nửa muỗng canh rượu + ngũ vị hương. Lưu ý phải phết thật đều để gia vị ngấm vào thịt khi quay.
  • Tiếp tục ướp phần ngoài da vịt với hỗn hợp: 3 muỗng canh đường mạch nha + 1 muỗng canh dấm trắng + nước nóng. Hỗn hợp này sẽ giúp lớp da ngoài của vịt có màu vàng cánh gián rất đẹp mắt.
  • Sau 30 phút thì ướp lại lần nữa rồi dùng dây lại khâu bụng vịt lại để phần nước sốt ướp vịt bên trong không chảy ra ngoài.
  • Treo vịt ở nơi khô ráo, thoáng mát và đợi quay.

Bước 3: Thực hiện nướng vịt trên lò

  • Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C và chuẩn bị quay vịt.
  • Khi đến nhiệt độ mong muốn thì bắt vịt lên nướng, khoảng 15 phút thì lật vịt. Tiếp tục hạ xuống 120 độ C và nướng thêm 40p nữa (lưu ý nếu vịt to hơn thì nên nướng thêm 10p nữa để đảm bảo thịt vịt chín đều.

Bước 4: Xối dầu ăn nóng vào vịt quay

Đun sôi một nồi dầu và rưới phần dầu ăn đó đều từ đầu đến chân của thịt vịt mới quay để làm da vịt nóng giòn. Sau đó treo vịt lên cho ráo dầu, đến khi nguội bớt thì thái nhỏ và bày ra đĩa.

Bước 5: Pha nước chấm cho món ăn

  • Hỗn hợp nước chấm cho món vịt quay Bắc Kinh này chính là: nửa muỗng tương xay + 1 muỗng đường + 1/3 muỗng bột ngọt + nửa muỗng muối và khuấy thật đều tay cho gia vị tan đều.
  • Tiếp đến phi hành tím và tỏi băm cho thơm và cho hỗn hợp trên vào chảo, khèo đi khèo lại khoảng 5 phút cho sền sệt. Sau đó đun sôi phần tương xay và bột năng vào nấu cùng với nhau. Tắt bếp và đợi hỗn hợp nguội, cho thêm chút chanh và tiêu xay là có thể dùng được.

Bước 6: Thưởng thức món ăn

Sau khi nướng xong, bạn có thể lóc thịt vịt ra thành từng miếng bằng cách dùng dao khưa một đường quanh phần ức vịt và từ đó khứa đôi dọc theo bụng vịt. Khi dùng món nhớ phết phần nước chấm lên để phần thịt thêm đậm đà.

Vịt quay Bắc Kinh - Đừng để lầm về món "phải ăn trước khi chết" - Báo Long An Online

Kết luận

Trên đây là cách làm món vịt quay Bắc Kinh mà chúng ta có thể thử nấu ở nhà với các nguyên vật liệu tương đối dễ mua và dễ chế biến. Món ăn thường sẽ phù hợp với những không gian họp mặt gia đình, tiệc cuối năm,... Bạn cũng có thể ăn kèm món tráng miệng như bánh Jian Bing hay bánh crepe mà bếp Tài Chí đã từng giới thiệu. Hi vọng mọi người sẽ có thêm một món ăn ngon trong thực đơn nấu nướng của mình!

Đọc thêm
Các trường phái đặc trưng trong văn hoá ẩm thực Trung Quốc

Ẩm thực Trung Quốc là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng trên toàn thế giới với những món ăn sở hữu hương vị có “1-0-2”.

Nhắc đến ẩm thực Trung Quốc là nhắc đến một nền ẩm thực phong phú đa dạng từ các vùng miền trên toàn lãnh thổ rộng lớn. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng bị hoà tan vào nhau. Ở mỗi nơi vẫn giữ được những màu sắc rất riêng biệt và nổi bật. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ đề cập đến những đặc điểm chung của ẩm thực Trung Hoa cũng như một vài trường phái ẩm thực đặc trưng của đất nước này. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Khám phá lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Quốc qua các thời kỳ

Ẩm thực Trung Quốc có bề dày lịch sử lâu đời, tất cả 7 giai đoạn phát triển nhưng 5 giai đoạn có ảnh hưởng nhất bao gồm:

  • Thời Thương Chu: đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các món điểm tâm, hoa quả và chè.
  • Thời Tần Hán: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, văn hóa ẩm thực vùng miền cũng được giao lưu nhiều hơn. Dưới thời Tần Hán có 3 trường phái ẩm thực mới là Đông Giang, Triều Châu và Quảng Châu.
  • Thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều: đây được đánh giá là thời kỳ phát triển vượt bậc của ẩm thực Trung Hoa bởi tinh túy của từng món ăn được trau chuốt cả sắc – hương – mỹ – vị đến mức tối đa.
  • Thời Nguyên Minh Thanh: dưới thời đại này, các món ăn của những dân tộc thiểu số cũng góp phần vào nền ẩm thực chung, tạo nên một thời kỳ cực thịnh của nền ẩm thực nước nhà. Giang Tô và Triết Giang là hai trường phải phát triển mạnh ở giai đoạn lịch sử này. Chưa kể đến những món ăn phương Tây đang bắt đầu du nhập cũng tạo nên những xu hướng ẩm thực mới.
  • Thời Trung Hoa Dân Quốc: sự kết hợp giữa “Đông Tây Kim Cổ” một cách linh hoạt, hài hòa chính là nét đặc trưng của thời kỳ này.

Cay nồng hương vị ẩm thực Tứ Xuyên

Các đặc điểm chung của ẩm thực Trung Quốc

  • Sự trọn vẹn trong các món ăn: theo như văn hoá của người Trung Hoa, họ thường rất xem trọng các vấn đề liên quan đến bố cục trọn vẹn, kể cả đến những món ăn chơi, ăn vặt. Tức là phải chuẩn bị món ăn và sắp xếp như thế nào để biểu thị sự đủ đầy, no ấm, mong cho cuộc sống gia đình luôn được “đầu xuôi đuôi lọt”. Ví dụ như cá thường được nấu và bày lên nguyên con dù kích thước to hay nhỏ; còn gà nếu đã được chặt miếng thì sau đó phải xếp trở lại thành hình dạng ban đầu mới được để lên dĩa.

Những món ăn nổi tiếng ở Trung Quốc

  • Chú trọng các yếu tố tạo nên món ăn (sắc -hương - mỹ - vị): nếu chưa có cơ hội đến Trung Quốc thì bạn cũng có thể nhận thấy qua phim ảnh rằng các món ăn Trung Quốc đều rất kỳ công. Sắc - hương - mỹ - vị ở đây chính là 4 yếu tố giúp người Trung Hoa đánh giá một món ăn. Dĩa thức ăn ngon phải đạt được yêu cầu về sắc: chính là màu sắc của món ăn sau khi chế biến có bắt mắt hay không; hương: món ăn ngon tuyệt nhiên phải tỏa hương thơm ngào ngạt; mỹ: tức là cách thức bày biện món ăn ra sao; vị: là yếu tố quan trọng định đoạt cuối cùng - món ăn có vị như thế nào, mặn ngọt chua cay đã đủ hay chưa,....
  • Giao thoa văn hoá giữa các nền ẩm thực vùng miền: cũng giống như các quốc gia khác, văn hoá Trung Quốc cũng được phân hoá theo vùng miền vì mỗi nơi có địa hình, thời tiết, phân bố dân cư,... khác nhau. Chẳng hạn như người Quảng Đông đặc biệt thích dùng nhiều cá và hải sản trong món ăn của mình, còn người Kinh Bắc thì lại thích các món thịt hơn. Từ đó, tập quán ăn uống của các vùng miền cũng có sự khác nhau. Ví dụ như một mâm cơm ở Bắc Kinh phải bao gồm ít nhất 18 món: 8 bát ăn nguội và 8 bát ăn nóng. Hay tại vùng Hắc Long Giang ở miền Đông Bắc nước này mỗi khi đãi khách thì các đĩa thức ăn đều phải có đôi. Tất cả những điều này góp phần làm cho nền ẩm thực Trung Quốc trở nên đa dạng hơn.

8 trường phái ẩm thực Trung Quốc

Các trường phái đặc trưng trong văn hoá ẩm thực Trung Quốc

Dưới đây là một số trường phái ẩm thực được coi là đặc trưng của nền ẩm thực Trung Quốc. Cụ thể như sau:

  • Trường phái ẩm thực Sơn Đông: các món ăn thường rất nồng bởi các loại gia vị đậm mùi như hành tỏi tiêu, nhất là các món ăn làm từ hải sản.
  • Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên: nổi tiếng của trường phái này chắc mọi người cũng đã biết – đó là vị cay nồng “xé lưỡi”. Các món ăn nhất định phải thử ở đây là cua xào thơm cay và cá kho khô cay.
  • Trường phái ẩm thực Giang Tô: Giang Tô thường hấp dẫn thực khách bằng các món hấp, hầm, ninh.
  • Trường phái ẩm thực Chiết Giang: đặc trưng của trường phái này là các nguyên vật liệu thanh đạm, tươi mới.
  • Trường phái ẩm thực Quảng Đông: nếu là tín đồ của các món chiên rán hay quay nướng có kết hợp gia vị vừa ăn thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua ẩm thực Quảng Đông.
  • Trường phái ẩm thực Phúc Kiến: các món ăn Phúc Kiến thường chú trọng về yếu tố mỹ, tức là phải đẹp mắt và vị chua, ngọt, mặn,... đều phải đảm bảo.
  • Trường phái ẩm thực Hồ Nam: điểm nổi bật của các món Hồ Nam sẽ là yếu tố hương – độ thơm của thành phẩm.
  • Trường phái ẩm thực An Huy: là nguồn cội của món ăn vịt hồ lô được nhiều người yêu thích và trở thành món ăn thương hiệu của ẩm thực Trung Quốc.

10 sự thật về ẩm thực Trung Quốc không phải ai cũng biết | VIETRAVEL

Kết luận

Xã hội phát triển ngày nay là cơ hội để nền ẩm thực Trung Quốc có cơ hội vươn xa hơn cũng như có thể lan tỏa tầm ảnh hưởng của mình. Dù luôn cập nhật và chế biến món ăn có kết hợp các yếu tố xưa – nay hoặc học hỏi những nền ẩm thực phương Tây nhưng ẩm thực Trung Quốc vẫn giữ được nét tinh hoa dân tộc vô cùng đặc trưng. Nếu có cơ hội thì bạn hãy thử những món ăn đặc trưng của đất nước này nhé!

Đọc thêm
Cách làm đậu sốt Tứ Xuyên

Nếu bạn là tín đồ của những món ăn Trung Quốc thì chắc hẳn không thể không biết tới món đậu sốt Tứ Xuyên lừng danh phải không nào!

Đậu sốt Tứ Xuyên là một trong những món ăn mang đậm nét đặc trưng văn hóa ẩm thực Trung Hoa với hương vị thơm lừng kết hợp một chút cay cay. Chưa kể đến nước sốt sền sệt sóng sánh quyện vào từng thớ đậu hũ mềm gây cảm giác kích thích vị giác vô cùng. Tuy nhiên, khi thực hiện món ăn này tại nhà thì chất lượng có được như thế hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về cách làm đậu sốt Tứ Xuyên qua bài viết dưới đây nhé!

đậu hũ xốt tứ xuyên

Lịch sử món đậu sốt Tứ Xuyên

Tuy đây là một món ăn có nguyên liệu đơn giản nhưng đã trở thành niềm tự hào dân tộc rất lớn của người dân Trung Hoa. Có thể bạn chưa biết, món đậu sốt tứ xuyên có tên thật là Mapo (mà theo tiếng Trung thì từ ghép này chỉ một người phụ nữ lớn tuổi có gương mặt rỗ). Sở dĩ nó có cái tên không mấy hoa mỹ như thế này là vì có một sự tích về một hàng ăn của bà Chen “mặt rỗ”. Chuyện là ở vùng Tứ Xuyên ngày xưa có một hàng ăn do bà Chen Mapo mở ra để kinh doanh. Người trong vùng không biết tên thật của bà là gì mà chỉ biết lúc nhỏ bà bị bệnh nặng và cơn bệnh ấy đã để lại nhiều vết sẹo rỗ trên mặt của bà.

Trong một lần “ế” thừa lượng đậu hũ quá nhiều, bà Chen đã nghĩ ra cách kết hợp nó với những nguyên liệu khác để làm ra một món ăn mới nhằm thay đổi khẩu vị. Bà trộn đậu hũ và thịt heo bằm cùng rất nhiều loại gia vị khác nhau trong một chiếc chảo to. Và rất nhanh chóng, nó đã được mọi người công nhận và trở thành món ăn nổi tiếng ở nhà hàng Chen Mapo. Đến mãi sau này, người ta đã đổi tên nó thành món đậu sốt Tứ Xuyên – quê hương của bà Chen.

Nguyên liệu làm món đậu sốt Tứ Xuyên

Để chuẩn bị cho món ăn đậu sốt Tứ Xuyên một cách bài bản, bạn cần chọn mua những nguyên liệu sau đây:

  • Đậu hũ non: 600g
  • Thịt nạc dăm: 500g
  • Tôm: 100g
  • Nấm rơm: 50g
  • Hành tím, tỏi, ớt sừng không cay: mỗi thứ khoảng 20g
  • Bột ớt
  • Hành lá
  • Tiêu: nửa muỗng cà phê
  • Rượu hoa tiêu
  • Tương ớt hột
  • Dầu mè
  • Dầu hào
  • Bột bắp
  • Bột năng
  • Một số gia vị nêm nếm khác: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt,...

Đậu hũ Tứ Xuyên độc lạ và thú vị của Trung Hoa. - NEU69.com

Cách làm đậu sốt Tứ Xuyên

Dưới đây là các bước hướng dẫn cách làm đậu sốt Tứ Xuyên mà các bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà. Cụ thể như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên vật liệu

  • Đậu hũ non: rửa sạch rồi cắt thành miếng vừa ăn (lưu ý nhẹ tay vì nó dễ bể).
  • Tôm: lột sạch phần vỏ, lấy chỉ đen sống lưng rồi đập dập, băm nhuyễn. Ướp vào một chút tiêu cho thơm.
  • Thịt nạc dăm: băm nhỏ và ướp vào 2 muỗng cf hành lá + nửa muỗng cf hạt nêm.
  • Nấm rơm: bỏ gốc nấm rơm, rửa sạch và ngâm 5 – 10 phút trong nước muối pha loãng. Tiếp đến vớt ra rổ cho ráo rồi cắt hạt lựu.
  • Hành lá: rửa sạch, bỏ phần đầu, thái nhỏ phần lá.
  • Hành tím, tỏi: băm nhuyễn.
  • Ớt sừng: bỏ phần hạt và băm nhỏ.
  • Tiêu: giã mịn
  • Chuẩn bị hòa tan sẵn hỗn hợp bột năng và bột bắp theo công thức: 15g bột năng + 15g bột bắp + 45ml nước lọc.

Bước 2: Làm sốt Tứ Xuyên

làm xốt tứ xuyên

  • Bắt bếp và dùng một chiếc chảo lớn để vừa làm sốt và vừa trực tiếp chế biến đậu hũ sốt Tứ Xuyên. Đầu tiên cho vào một muỗng canh dầu ăn, đợi dầu sôi thì cho hành tỏi băm nhuyễn vào và phi lên cho thật thơm. Khi hành tỏi ngả vàng thì bạn bắt đầu cho phần thịt nạc dăm và tôm vào để xào săn lại. Tiếp theo là phần nấm rơm.
  • Nêm định lượng một ít dầu hào, 1 muỗng canh đường cùng với ớt bột, ớt băm vào chảo (lưu ý lượng ớt phù hợp với khẩu vị ăn cay của gia đình).
  • Thêm 400ml nước vào chảo rồi tiếp tục đun sôi. Lúc này bạn có thể nêm nếm lại xem đã hợp khẩu vị hay chưa.
  • Đợi đến khi chảo sốt sôi được 2 phút, cho từ từ phần bột năng đã pha vào đến khi sốt sánh lại ở mức độ vừa đủ. Tiếp đến cho 3 muỗng canh rượu hoa tiêu vào và để một lúc cho thấm hết gia vị.

Bước 3: Xào sốt với đậu hũ non

Cho đậu hũ non vào chảo sốt và tiến hành đun sôi lại trong khoảng 5p để sốt thấm vào đậu, lưu ý nhẹ tay để đậu hũ không bị nát. Cuối cùng cho hành lá và tiêu vào rồi tắt bếp, bày món ăn ra đĩa.

Yêu cầu thành phẩm của món đậu sốt Tứ Xuyên

Đánh giá xem bạn đã đạt bao nhiêu tiêu chí thành phẩm của món ăn này nhé!

đậu hũ tứ xuyên ăn kèm với cơm

  • Đậu hũ non có màu vàng ươm đẹp mắt, thấm sốt, không bể nát.
  • Phần sốt đậm đà
  • Mùi hoa tiêu thơm phảng phất
  • Có vị cay của hương vị “Tứ Xuyên”

Kết luận

Món ăn giản dị này đã trở thành một trong những món ăn tinh hoa của ẩm thực Trung Quốc nói chung và ẩm thực Tứ Xuyên nói riêng khi có mặt hầu hết trên thực đơn của các nhà hàng nổi tiếng. Mong rằng qua bài viết về cách làm đậu sốt Tứ Xuyên của chúng tôi hôm nay đã tạo được một niềm cảm hứng “trải nghiệm món ăn mới” của tất cả mọi người. Món đậu sốt Tứ Xuyên này mà dùng cùng cơm nóng canh nóng thì còn gì bằng nhỉ! Nhanh tay thử ngay thôi nào!

Đọc thêm
Tương lai mới

Chào mừng bạn đến với Bếp Tài Chí - Hướng dẫn làm bánh tráng Jian Bing.

Như các bạn đã biết trước đây Tài Chí Jian Bing là một nhà hàng đồ ẩm thực Trung Hoa nói chung, bánh tráng Jian Bing nói riêng tại California, USA.

Tuy nhiên, chúng tôi đã phải nói lời chia tay và tạm dừng hoạt động kinh doanh nhà hàng một thời gian do tình hình dịch bệnh COVID-19 hoành hành và ảnh hưởng đến toàn bộ nền công nghiệp ẩm thực.

Website này sẽ tiếp tục được duy trì để giúp các bạn có thể tự mình làm được những món bánh tráng ngon tại nhà. Chúng tôi cũng sẽ cập nhập những công thức món ăn ngon của Trung Hoa cho các bạn trong tương lai.

Hy vọng bạn có thời gian vui vẻ và thoải mái tại website của chúng tôi.

Chúc bạn một ngày tốt lành,

Vinh Chen.

Đọc thêm

Bánh Tráng Jian Bing Được Giới Thiệu Trên

eater
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram